Tìm kiếm
Nâng cao văn hóa giao thông bắt đầu từ gia đình
Ngày cập nhật 07/06/2013
Trong sự hối hả chung của kinh tế thị trường, mỗi người, mỗi gia đình đều suy nghĩ và chọn cho mình một đích đến nhanh nhất trong sinh hoạt, trong công việc, trong cách làm cũng như trong cả tham gia giao thông để bắt kịp với công việc, yêu cầu, nhiệm vụ đòi hỏi, vì vậy đã làm cho tình hình trật tự an toàn giao thông ngày một phức tạp. Đều đó đặt ra và đòi hỏi mỗi gia đình, bố mẹ, ông bà phải giáo dục con cháu từ còn nhỏ nhằm hình thành một ý thức chấp hành pháp luật giao thông, tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
Ở nơi tôi đang sinh sống có rất nhiều gia đình có con nhỏ, bố mẹ các em làm những công việc khác nhau nhưng có một nét chung ở họ là việc giáo dục con trong tham gia giao thông.
Chị Giang có con nhỏ đang học lớp 4 trường tiểu học Lê Lợi. Từ nhà đến trường học mỗi ngày chị phải chở con đi học khoản 8 cây số. Chị bảo mỗi buổi sáng thức dậy vừa chở con đi học lại vừa đi làm nên phải đi đúng giờ. Chị tâm sự, thời gian buổi sáng chi rất gấp, cứ ra khỏi nhà là phải “ vừa đi vừa chạy ”. Tuy nhiên chị luôn ý thức được rằng mình phải luôn chấp hành luật giao thông, không bao giờ vượt đèn đỏ, chị phải làm gương cho con nếu không những gì cháu học ở trường là phản tác dụng. Cũng ở cạnh nhà tôi có Anh Long, mỗi buổi sang Anh Long đều đưa con đến trường, anh luôn giải thích và tập cho con thói quen chấp hành luật giao thông, từ việc đội mũ bảo hiểm đúng cách, đi xe đúng tốc độ và dừng lại khi đèn đỏ. Có thể nói việc chấp hành pháp luật giao thông đường bộ của người lớn nói chung và phụ huynh nói riêng khi đưa con mình đến trường có ý nghĩa rất lớn, tạo ý thức chấp hành luật giao thông cho các em từ sớm, đó cũng là cách góp phần làm giảm số vụ vi phạm giao thông trong Thanh Thiếu niên hiện nay.
Tuy vậy không phải cha, mẹ nào cũng ý thức được việc làm đó. Chị Giang bức xúc nói: Hàng ngày tôi thường chứng kiến một số phụ huynh chở con nhỏ nhưng lại đi xe máy rất ẩu,, vượt đèn đỏ bất chấp nguy hiểm, một số khác không hiểu lý do gì lại không đội mũ bảo hiểm, có khi tôi thấy có mang theo mũ bảo hiểm nhưng không đội lại treo trên xe. Tôi tự hỏi các phụ huynh đó sẽ dạy được gì cho con họ về ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ. Có hôm tôi đang đi trên đường, nghe được một cháu khoản 10 tuổi được bố mẹ chở đi chơi hỏi, tại sao con thấy các chú, các bạn đó lại không đội mũ bảo hiểm, có người đi xe máy đèn đỏ mà không dừng lại, nhìn qua cháu bé mà tôi thấy lòng rất vui và nghĩ cháu được cha mẹ giáo dục về giao thông nhiều lắm.
Theo đánh giá của Bộ Giao thông vận tải thì tình hình thanh nên, sinh viên, học sinh vi phạm pháp luật  về an toàn đường bộ là rất phổ biến. Các đối tượng này thường vi phạm một số quy định như: chở quá số người quy định, không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe máy, đua xe trái phép, lạng lách, đánh võng, chạy quá tốc độ cho phép, vượt đèn đỏ, uống rượu bia khi điều khiển môtô, xe máy...vv
Theo thống kê của Uỷ ban An toàn giao thông số đối tượng từ 16 đến 24 tuổi vi phạm giao thông chiếm 34,4 % trong tổng số các vụ vi phạm. Theo đánh giá của Ban ATGT Quốc gia từ tháng 11/2011 đến tháng 11/2012 toàn quốc xảy ra 36.409 vụ, làm chết 9.849 người, bị thương 38.064 người. Làm thiệt hại cho nhà nước cũng như các gia đình nạn nhân hàng nghìn tỷ đồng. Đây là một con số rất đáng báo động cho một quốc gia đang phát triển như Việt Nam, phần nào phản ánh người tham gia giao thông chưa thực sự tôn trọng tính mạng của mình và của  người khác.
Để rút ra mối liên hệ giưa thực trạng vi phạm pháp luật giao thông đường bộ hiện nay trong thanh, thiếu niên, học sinh, sinh viên với việc hình thành ý thức chấp hành pháp luật giao thông, văn hóa giao thông cho học sinh từ khi con nhỏ cần có những thông tin đánh giá đầy đủ hơn. Do đó phải xây dựng ý thức chấp hành pháp luật về giao thông cho các em từ nhỏ, ngay trong chính môi trường gia đình và cộng đồng xung quanh.
Năm 2013 Ban ATGT tỉnh Thừa Thiên Huế đặt ra mục đích “ Nâng cao tinh thần trách nhiệm của người thực thi công vụ và ý thức tự giác của người tham gia giao thông, xây dựng văn hóa giao thông trong cộng đồng” Mục đích trên là rất cần thiết trong giai đoạn hiện hay tuy nhiên cần phải có những biện pháp hữu hiệu để thực hiện nó. Đối với các em học sinh để xây dựng văn hóa giao thông ngay từ khi con nhỏ có lẻ nên bắt đầu từ “ văn hóa giao thông ” của chính phụ huynh những người gần gũi và là tấm gương để các em học tập noi theo.
Việt Nam là nước đứng thứ 11 về số người chết liên quan đến tai nạn giao thông, đó trước hết là một nỗi đau, nhưng sâu xa hơn là việc tổ chức giao thông lạc hậu, những hạn chế trong văn hóa ứng xử giao thông giữa con người với  con người. Và tất nhiên văn hóa giao thông phải được tạo lập từ chính  quan điểm tôn trọng sinh mạng cảu con người.
Thiết nghĩ trong các chương trình hành động của trường học, cần bổ sung thêm nội dung tuyên truyền, xây dựng ý thức chấp hành pháp luật văn hóa giao thông trong phụ huynh, từ đây tạo cho các em một ý thức về giao thông mang tính thực tiễn và thuyết phục. Để từ đó tất cả mọi người không còn phải thấy những cảnh đau lòng về tai nạn giao thông, góp phần tạo nên một xã hội trật tự, hạnh phúc cho mọi người.
Hoàng Trọng Sơn ( thực hiện )
    Email   In ấn
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 2.093.028
Truy cập hiện tại 219