Tìm kiếm
Thiếu Nhi với ngày hội trăng rằm
Ngày cập nhật 17/09/2013

 Vào những ngày này, đâu đâu người ta cũng bày bán các loại đồ chơi như đèn lồng, đèn kéo quân, đèn ông sao, mặt nạ, đầu Lân và nhiều thứ đồ chơi khác với nhiều màu sắc lung linh, rực rỡ báo hiệu một mùa thu nữa lại về với Tết Trung thu cho mọi nhà, nhất là với các em thiếu nhi trong những vẻ mặt vui tươi, hớn hở. 

 

Không biết từ bao giờ tết Trung thu xuất hiện ở Việt Nam, nhưng cứ đến ngày 14, 15 tháng 8 Âm lịch ngày trăng rằm được xem là sáng nhất thì mọi người, mọi nhà, mọi gia đình đều sắp xếp công việc để sum họp, đoàn tụ bên nhau hưởng cái tết mà người Việt chúng ta  xem nó quan trọng sau tết Nguyên Đán. Trước rằm tháng 8 chừng hơn 2 tháng, các cơ sở làm bánh Trung Thu với nhiều chủng loại, hình thức đẹp đã được bày bán khắp nơi. Đặc biệt, tết Trung thu có thể được coi như là tết của trẻ em nên nhiều loại đồ chơi truyền thống cũng được làm mới và bày bán nhiều, đủ màu sắc trong đó phải kể đến một số đồ chơi như đèn Ông Sao, đèn kéo quân, mặc nạ, đầu múa lân….
 
 
Đối với trẻ em Á Đông nói chung và trẻ em Việt Nam nói riêng đây là ngày vui nhất trong năm vì được Ông, bà, cha mẹ những người thân trong gia đình quan tâm, mua cho những bộ áo quần mới, sắm cho những thứ đồ chơi vui nhộn nào là đèn, trống, các mũ kết bằng hoa ..vv và đặc biệt là được tham gia các trò chơi dân gian như múa lân, được xem những đoàn lân với nhiều vũ điệu, tiếng trống rộn ràng khăp nơi. Với các em nhỏ thì được bố mẹ đưa đi xem múa, những em lớn hơn thì co thể tập trung nhóm lại với nhau và cùng chơi Lân. Tùy theo sức khỏe, tùy theo lứa tuổi mà mỗi nhóm chọn cho mình những đầu Lân phù hợp, đến ngày đó 14, 15 tháng tám là các em với vẻ mặt nô nức, trong trang phục của chú Sư tử, Ông Địa mang bụng bầu phía trước cứ thế đi đến từng nhà và múa theo điệu trống đã được tập trước. Cái cảnh trăng tròn, gió mát, hồ lặng, trời xanh của Trung thu lại làm cho các em vui cười hớn nở. Chập khoản 19 giờ là các đoàn Lân bắt đầu xuất phát, đi đến từng nhà và đi đến đâu đoàn Lân cứ đông lên, mọi người cứ nối đuôi nhau xem múa Lân từ nhà này đến nhà khác cho đến khuya mới về. Mặc dù các tiết mục múa Lân dường như giống nhau như mọi người từ già đến trẻ đều thích thú bởi cái ý nghĩa cùng sự vui nhộn mà nó đem lại.
 
 
Theo phong tục của người dân Á Đông thì Lân đại diện cho sự may mắn, Lân vào nhà thì gia đình được bình yên, những nhà buôn bán thì cầu may, cầu mong làm ăn phát đạt vì vậy mà nhà nào cũng chào đón những đoàn múa Lân kèm theo đó là những bao tiền tùy theo gia chủ. Nói đến tết Trung thu thì không thể không nhắc đến hương vị của những chiếc bánh Trung thu được làm từ nhiều hương vị khác nhau, hình thức mẫu mã đa dạng, phong phú làm cho người mua nhìn thấy là đã muốn ăn. Hơn thế nữa tết Trung thu con là dịp để mọi người trong gia đình quan tâm lẫn nhau, người ta tặng cho nhau những hộp bánh với ý nghĩa cầu chúc những đều tốt đẹp nhất đến với người thân, bạn bè, đồng chí, đồng đội của mình và đó cũng là lúc mà tiếng hát của trẻ em được vang lên với mong muốn hãy yêu thương và quan tâm đến thế hệ trẻ tương lai của đất nước. Với ý nghĩa là tết dành cho Thiếu nhi, tết của trẻ em như Bác Hồ từng dành tình cảm cho các cháu qua bài thơ tết Trung thu năm 1951. Bác viết:
Trung thu trăng sáng như gương.
Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng.
Sau đây Bác viết mấy dòng.
Gửi cho các cháu tỏ lòng nhớ thương.
 Với những lời nhắn nhủ trong thơ và vì tương lai của con em chúng ta, dân tộc ta, mỗi gia đình hãy quyết tâm giáo dục thế hệ trẻ ngày càng tốt hơn. Những người sẽ tiếp nối truyền thống, giữ gìn phong tục tốt đẹp này mãi về sau, làm phong phú thêm bản sắc văn hóa của người Á Đông.
 
Hoàng Trọng Sơn ( Thực hiện )
    Email   In ấn
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 2.093.028
Truy cập hiện tại 132