Chào mừng quý vị đến với lễ hội Thanh trà phường Thủy Biều lần thứ IV/2014
Tìm kiếm
Đơn vị hỗ trợ
Bão số 14: Cơn bão lớn nhất trong lịch sử sắp đổ bộ vào Việt Nam
Lượt xem 24859Ngày cập nhật 09/11/2013
Đường đi của Bão Haiyan

 

Theo dự báo của các cơ quan khí tượng thuỷ văn của Việt Nam cũng như thế giới, dự kiến “siêu bão” Haiyan sẽ đổ bộ vào Việt Nam rạng sáng ngày 10.11. Đây là cơn bão lớn nhất trong lịch sử đổ bộ vào khu vực biển Đông nói chung và Việt Nam nói riêng.

 

Chiều 8.11, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì hội nghị trực tuyến bàn biện pháp ứng phó với siêu bão Haiyan với sự tham gia của lãnh đạo Chính  phủ, các bộ, ban ngành, các tỉnh, thành phố dự kiến bão Haiyan sẽ đổ bộ vào.

Nhận định về “siêu bão” Haiyan, ông Bùi Minh Tăng - Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc  gia - cho biết: Đây là cơn bão có sức huỷ  diệt lớn nhất từ trước đến nay đổ bộ vào nước ta.

Trong lịch sử, nước ta phải hứng chịu nhiều cơn bão mạnh, tuy nhiên mới chỉ ở cấp 12-13, chưa bao giờ có cơn bão trên cấp 13; trong khi đó, cơn bão Haiyan có sức gió vùng gần tâm bão mạnh cấp 16-17, giật trên cấp 17.

Do Việt Nam chưa hứng chịu cơn bão nào như vậy, nên để đánh giá sức "huỷ diệt" cũng như hậu quả của những cơn siêu bão có cường độ tương tự, chúng tôi đã tìm hiểu, sưu tầm những tài liệu của các nước trên thế giới nói về vấn đề này.

Theo đó, trong cơn “siêu bão”, người và gia súc, vật nuôi có nguy cơ bị thương và tử vong rất cao bởi nguy cơ bị thương từ những mảnh vỡ hoặc bay xuống, ngay cả khi trú trong nhà cấp 4 hay nhà khung bởi những ngôi nhà kiểu này có thể bị phá huỷ hoàn toàn, bất kể xây dựng bao nhiêu năm và kết cấu tốt như thế nào.

Ngoài ra, trước những cơn gió khủng khiếp còn có thể khiến nhiều toà nhà lớn dùng khung kim loại sụp đổ hoàn toàn; nhiều toà nhà công nghiệp, cấp 3 - cấp 4 bị gió thổi bay va vào các toà nhà cao tầng, vỡ kính, ảnh hưởng tới kết cấu dẫn tới đổ toà nhà.

Đặc biệt, ông Bùi Minh Tăng cho biết: “Theo các tài liệu về siêu bão, cây thì bật gốc, tất cả cột điện sẽ bị đổ, cô lập các khu dân cư, mất điện sẽ kéo dài hàng tuần, liên lạc bị đình trệ, giao thông bị chia cắt và gián đoạn, có thể kéo dài hàng tháng; tình trạng thiếu nước lâu dài sẽ càng làm tăng khốn khó cho người dân.

Toàn bộ diện tích nhà sẽ không ở được trong nhiều tuần cũng như nhiều tháng. Báo cáo nhanh của Ban Chỉ đạo PCLB TƯ tại cuộc họp cho biết, vào hồi 10h ngày 8.11, vị trí tâm bão Haiyan ở vào khoảng 11,2 độ vĩ bắc; 123,7 độ kinh đông, trên khu vực miền trung Philippines. Sức gió gần nhất gần tâm bão mạnh cấp 17, giật trên cấp 17.

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển nhanh theo hướng giữa tây và tây-tây bắc, mỗi giờ đi được khoảng 35km.

Đến 10h ngày 9.11, vị trí tâm bão cách đảo Song Tử Tây (thuộc quần đảo Trường Sa) khoảng 190km về phía đông-đông bắc. Sức gió gần nhất vùng tầm tâm bão mạnh cấp 16-17, giật trên cấp 17.

Phải giảm thiểu tối đa thiệt hại do “siêu bão” gây ra

Theo UBPCLB TƯ, thực hiện chỉ đạo, bộ tư lệnh bộ đội biên phòng các tỉnh, thành từ Quảng Ninh đến Kiên Giang đã phối hợp với gia đình chủ tàu, thuyền trưởng thông báo hướng dẫn cho 85.249 phương tiện, 385.392 người biết hướng di chuyển của bão.

Cũng tại hội nghị trực tuyến, lãnh đạo các tỉnh miền Trung dự kiến sẽ chịu ảnh hưởng của bão như Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên... cũng đã báo cáo Thủ tướng các phương án phòng, chống, cứu hộ, công tác chuẩn bị, thông báo neo đậu tàu thuyền; sơ tán dân lên khu vực an toàn.

Về phía Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, cứ cách 1 tiếng sẽ phát một bản tin về cơn bão Haiyan để các tỉnh và địa phương nắm được hướng đi của cơn bão để tìm cách chuẩn bị, đối phó.

Kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh cơn bão này là cơn bão lớn nhất đổ bộ vào khu vực biển Đông cũng như Việt Nam, dự báo nó có sức tàn phá lớn không kém những cơn bão lớn nhất trên thế giới đã xảy ra.

Theo dự báo, cơn bão này đi vào miền Trung, tốc độ nhanh, diễn biến rất phức tạp. Chính vì vậy, nhiệm vụ cả hệ thống chính trị nước ta cần có sự tập trung chỉ đạo, quyết tâm cao nhất bằng tất cả những giải pháp, lực lượng với mục tiêu đảm bảo an toàn tính mạng của người dân, giảm thấp nhất thiệt hại tài sản của người dân.

Thủ tướng cũng yêu cầu dừng tất cả các hội họp, các hoạt động từ Thanh Hoá tới Cà Mau để dồn sức chống, tránh bão; đồng thời yêu cầu cơ quan thông tin đại chúng TƯ và địa phương phải thông báo về mức độ nguy hiểm của cơn bão để nhân dân còn phòng tránh.

Đặc biệt, Thủ tướng nhấn mạnh việc cương quyết di dân, đưa dân ra khỏi nơi nguy hiểm, nhất là vùng ven sông, ven biển...

Từng địa phương có phương án, đội ngũ giúp dân chủ yếu là quân đội, công an, lực lượng thanh niên. Ngày 9.11 cho nghỉ học đối với những vùng bão vào. Đồng thời, sau bão cũng cần phải có kế hoạch khắc phục.

Nguồn: Báo Lao động
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 2.081.427
Truy cập hiện tại 443