Làng Nguyệt biều thờ ba vị Thượng đẳng thần, hai vị Trung đẳng thần và năm vị Hạ đẳng thần.
Ba vị Thượng đẳng thần:
- Cao Các Đại Vương;
- Đại Càng Quốc Gia Nam Hải;
- Thai Dương Phu Nhân
Hai vị trung đẳng thần;
- Phi Vận Tướng quân Tùng Giang Văn trung;
- Nhị vị công tử sơ vong trạc Dương trác Vĩ.
Năm vị Hạ đẳng thần, đó là năm tổ;
- Tô Thái Liêu (trong số tế ghi lầm Tô Đại liêu)
- Hồ Đại Tướng;
- Huỳnh Minh Hai;
- Phạm Công Lai;
- Võ Thái Nguyên, hùng quận công.
Sau đây là sự tích các vị thành hoàng làng Nguyệt Biều:
1. Cao các đại Vương Linh Vương: Thần là người Bảo Sơn, quận Quảng nam, Trung Hoa, họ Cao, tên Hiển, tự là văn Trường, đổ tiến sĩ đời Khánh lịch, làm quan đến Thừa Tướng. Gặp lúc Đông di làm phản, Cao Vương phụng mạng đem quân phá tan, được gia phong đại thừa tướng, rồi xin về hưu, khi chết được tặng Đại Vương, khiến các chư hầu đều lập đền thờ. Cầu đảo linh ứng, các triều đều có công tặng.
Đến triều Trần Thái Tông (1258- 1272) có giặc Nguyên xâm lượt nước ta. Vua bèn xuống long thuyền đánh giặc, đến khúc sông nọ tự nhiên gió mưa nổi lên ầm ầm, sóng nước cuồn cuộn thuyền không đi được. Vua lấy làm lạ, lên bộ đóng quân tại bản ấp. Thấy trước đền có nhiều rắn, quân lính có nhiều người bị hại ( ấp tại xã Quan Chiếu, Đông Sơn, Thanh Hoa). Vua tức tốc hỏi nhân dân thờ thần nào? Nhân dân tâu rõ ràng. Vua biết thần anh linh bèn mật cầu thần hiển trô cứu cho, khoảnh khắc, quân lính bình an vô sự như cũ.
Vua lại mật cầu giúp tiến quân đánh Lục Đầu giang. Lâm trận bỗng nhiên mưa gió đùng đùng, sóng to cuồn cuộn, quân địch chết chìm dưới nước.
Vua khen rất linh ứng. Khi khải hoàn bèn ra lệnh đình thần sắc chỉ phong thần cho ấp ấy lo cúng tế phụng tự. Lại truyền các bến sông, cửa biển lập đền thờ, đời đời hương khói (2)
Về sau đế Vương các đời khi có việc quân đều đến đền cầu xin thường linh ứng.
Ngày hóa: 14 tháng 12
Ngày hiển ứng: 1 tháng giêng
Ngày tế: 12 tháng giêng
Ngày tế xuân thu: 20 tháng 3
2- Thần Đại Càng Quốc Gia Nam Hải
Khoảng niên hiệu Tường Hưng nhà Tống, quân Tống bị quân Nguyên đánh tan vỡ ở Nhai Sơn. Thái hậu họ Vương cùng ba công chúa chạy ra biển, chợt bão nỗi bị chết đuối, xác trôi dạt vào cửa Cờn (Càng), nhan sắc vẫn như lúc sống, người địa phương lập đền thờ. Năm Hưng Long thứ 12, vua Trần Anh Tông, thân đi đánh Chiêm thành, Thuyền qua cửa Cờn, d0e6m nhà vua mộng thấy thần nhân báo rằng: ‘thiếp cũng là phi nhà Tống , vì giặc bức bách , lên đênh sóng gió, trôi dạt đến đây, thượng đế sắc phong làm thần biển đã từ lâu, nay xin giúp công thánh thượng để đánh giặc. Nhà vua tỉnh giấc, sai làm lễ kính tế. ra đi mặt biển yên lặng, kéo quân đến thẳng thành Chà Bàn, thắng trận lớn, khi teo73 về, hạ lệnh gia phong là “ Quốc Gia Nam Hải Đại Càng Thánh Nương”, lại sửa đền thờ thêm rộng rãi. Năm Hồng Đức thứ 1, vua Lê Thánh Tông thân đi đánh Chiêm Thành, thuyền qua Cửa Cờn, vào đến mật đảo, khi ra đi, sóng êm gió lặng, kéo quân đến thẳng Chiêm Thành, được đại thắng. Khi kéo quân về, thuyền ngự đã qua cửa Biện, chợt có giông to nỗi lên, buồm thuyền theo chiều gió quay lại, thành ra trở lại dưới đền. Nhà vua bèn hạ lệnh thăng phẩm trật thần và dựng thêm đền miếu.(3)
3. Thần Thai Dương Phu Nhân
Tương truyền trước có người dân trong xã (xã Thai Dương, Thuận An, huyện Phú Giang, tỉnh Thừa Thiên) tên là Bố, đánh cá ở cửa biển. Một hôm mưa gió tối tăm, đến nửa đêm mưa tạnh trời quang. Bố thấy cạnh bờ biển có viên đá kỳ dị, bèn vổ xoa, rồi ngủ đi, chợt mộng thấy một người đàn bà nhan sắc đẹp đẽ nói; “ Ta đây là Thai Dương phu Nhân, mi là người phàm sao dám nhờn như thế? Phải đi ngay “ Bố giật mình tỉnh giấc, biết là đá thần, liền khấn ngay rằng “ Nếu đá có thiêng xin phù hộ cho tôi đánh cá được”. từ đấy mỗi ngày đánh cá được càng nhiều, bèn dựng đền tranh tại bến sông để thờ viên đá. Chợt có thuyền buôn Nhật Bản đi qua biển, trông thấy viên đá họ bảo nhau rằng: “ Đây là đá ngọc” rồi lấy búa lớn để bổ, thí tự nhiên người lăn đùng ra. Khiêng xuống thuyền thì không sống gió mà thuyền bị đắm, người trong thuyền không một người nào sống sót. Từ ấy lừng lẫy anh linh. Hồi đầu bản triều cầu gió thường được linh ứng, liền sửa làm đền miếu có có lệ quốc tế. Năm Gia Long thứ 10 sắc lập đền riêng, hằng năm tế vào ngày quí mùa xuân, mùa thu (4).
4. Thần Phi Vận Tướng quân. Trung Đẳng thần.
Thần họ Nguyễn, tên Phục, người xã Đoàn Tùng, huyện Trường Tân (sau đổi huyện Gia Phúc, nay 2 huyện Gia Lộc và Thanh Miện, tỉnh Hải Hưng), nhà ở bên sông Tùng Giang, đổ tiến sĩ Khoa Quý Dậu (1453) làm quan từ chuyển vận sứ kiêm thành khiển đạo Thanh hoa lên đến Đô chỉ huy sứ thiên sự vệ cẩm y.
Khi Lê Thánh Tông đi đánh Chăm – Pa, ông phụng mệnh làm phi vận tướng quân tán lí đội chuyển thân ( vận tải). Thuyền đến cửa Tư Dung ( Tư Hiên) chợt gặp gió bão, đại quân đả tiến trước vào đất dịch, mọi người sợ lương chậm thì bị tội, giục ông đi bừa nhưng ông nói: “ thà đem tấm thân bé nhỏ chịu hình phạt búa rìu, chớ không nở đem của nông sản hữu hạn để chìm xuống biển và đưa bọn người vô tội làm mồi cho cá!”, rồi quyết neo thuyền lại. quả nhiên tháy lương quân bị thiếu, vua sai bắt ông giam ngục rồi nghe lời dèm, đem giết đi. Sau vua tỉnh ngộ, ban chiếu tha tội và truy phong cho ông. Trong số tướng lĩnh, binh sĩ thoát khỏi nạn “ làm mồi cho cá” thưở ấy nhiều vị ở lại Thuận Hóa sinh cơ lập nghiệp, nhớ ơn đức ông, dựng miếu thờ ở cửa biển Tư Dung, dặn con cháu đời đời hương khói, các triều đại đều gia tặng. (5)
5. Thần Nhị Vị Công Tử Sô Vong Trạc Dương Trác Vĩ.
Tôi ngờ đây là hai vị hoàng tử triều Lý, dưới quyền của Lý Thường Kiệt, hy sinh tại phòng tuyến Như Nguyệt, khi hai vị đột kích qua sông đánh quân Tống.
Các hạ đẳng thần, đây là các vị tổ.
6. Tổ Tô Thái Liêu:
Có Người nói Tô thái liêu tức tuy Nhân Công, là thầy địa lý nổi tiếng đã tìm được ngôi đất phát phúc dựng nghiệp đế vương cho thân sinh lê lợi, lúc ấy gọi ông là “ Ngã Tống Sơn Nhân “ ( người ở Tông Sơn nhà Lê ta), vì thế triều trước tôn làm Thiên Vương và dựng miếu thờ (6).
7. Tổ Võ Thái Nguyên, Hưng Quận Công.
Kiến văn Tiểu lục của Lê Quý Đôn viết: “ Hương hải Thiền Sư tên tục là Tổ Cầu, người Hưng Áng Đô, huyện Chân Phúc. Thiền sư lúc còn nhỏ bé thông minh sớm, 18 tuổi đổ Hương Tiến (1647), được tuyển bổ vào văn chức và bổ tri phủ Triệu phong. Năm Nhâm Thìn (1652), thiền sư 25 tuổi, hâm mộ tu hành đạo huyền diệu, bèn thụ giáo Viên Cảnh thiền sư ở Lục Hồ, được đặt tên hiệu là Huyền Cơ Thiện Giác, pháp trị là Minh Châu Hương Hải thiền sư, sau lại học đạo ở Đại Thâm viên khoáng Thiền sư ở Quảng Trị.
Tiên tổ thiền sư cai quản đội đóng thuyền để đôn đốc việc đóng thuyền công, sinh hai người con: con cả là Khóa Lãng doanh Hùng Quận Công, cai quản hơn 300 lính thợ. Tức là Võ Thái Nguyên Hưng quận công vậy. (7)
Các vị tổ khác tôi chưa tìm ra được sự tích, tuy có sự trùng hợp thích thú là bốn vị tổ: Huỳnh Minh Hai, Hồ Đại Tướng, Võ Thái Nguyên, Phạm Công Lai trùng tên với bốn họ lớn của Làng Nguyệt Biều: Hoàng, Hồ, Võ, Phạm.
Theo tôi Hồ Đại Tướng là Ngài Hồ Hồng sống vào đời Nhà trần, ngài là thỉ tổ họ Hồ tại Tân Bình, Thuận Hóa.
Các mĩ tự của thần Cao Các và tiến sĩ Phi vận tướng quân.
Tín ngưỡng thành hoàng Việt nam, Nguyễn Duy Hinh.
Đại Nam Nhất Thống Chí Tập 3, NXB Thuận Hóa, Huế, 1992, tr 189.
Đại Nam Nhất Thống Chí Tập 1, NXB Thuận Hóa, Huế, 1992, tr 194.
Tập san Huế Xưa và Nay, số 2, tr 11.
Kiến Văn Tiểu Lục- Lê Quý Đôn – NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 1977, tr 435.
Kiến Văn Tiểu Lục, sách đã dẫn, tr 402.