Chào mừng quý vị đến với lễ hội Thanh trà phường Thủy Biều lần thứ IV/2014
Tìm kiếm
Đơn vị hỗ trợ
Quyền bầu cử của phụ nữ Việt Nam có từ bao giờ?
Lượt xem 39698Ngày cập nhật 19/10/2012

Nhân kỷ niệm 82 năm ngày thành lập Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam (20/10/1930 - 20/10/2012), BBT xin đăng Bài viết Quyền bầu cử của phụ nữ Việt Nam có từ bao giờ? của tác giả Lan Anh - phòng Tư pháp thành phố Huế.

Trong lịch sử nhân loại, địa vị của người phụ nữ trong xã hội đã có nhiều thay đổi gắn liền với những biến cố lớn lao của xã hội loài người.

     Sự xác lập và tồn tại lâu dài của chế độ mẫu quyền thời nguyên thuỷ đã khẳng định vai tṛò đứng đầu của người phụ nữ trong đời sống kinh tế, xã hội. Tuy vậy, cùng với sự phát triển của sức sản xuất, trật tự xã hội dần dần thay đổi đã xác lập địa vị làm chủ gia đình và thống trị xã hội của người đàn ông kể từ khi nhân loại bước vào xã hội có giai cấp, nhà nước. Trải qua chế độ cổ đại rồi phong kiến, trật tự xã hội gia trưởng mà trong đó quyền lực kinh tế, chính trị, xã hội, quân sự, tôn giáo...do nam giới nắm giữ ngày càng được củng cố. Nó không chỉ thể hiện trong đời sống xã hội, mà c̣òn được bảo đảm bằng các hệ tư tưởng, tôn giáo thống trị xã hội. Trong nền dân chủ Aten rực rỡ nhất thời cổ đại, phụ nữ cũng bị cách li khỏi các hoạt động mang tính cộng đồng, quyền bầu cử chỉ được công nhận cho toàn thể các công dân nam giới Aten từ 18 tuổi trở lên. Sau này, giáo lý của đạo Thiên chúa tiếp tục củng cố nó trong ḷòng châu Âu phong kiến. Tư tưởng “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” của Khổng Tử thống trị trong xã hội phương Đông. Người phụ nữ trong giai đoạn này gắn liền với thiên chức làm vợ, làm mẹ, bị tước mọi quyền sở hữu, giáo dục và pháp lí trong xã hội và hoàn toàn phụ thuộc vào đàn ông.
      Địa vị của người Phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũng như phụ nữ các nước trên thế giới. Dưới chế độ nửa phong kiến nửa thuộc địa, quyền của người phụ nữ chưa bao giờ được xác lập trên bất cứ văn bản pháp luật nào của nhà nước. Đặc biệt, các quyền thuộc về quyền lợi chính trị dường như là một ước mơ xa vời. Tuy nhiên, khi cách mạng tháng 8 thành công, ngày 09/03/1945, Chính phủ đã ban hành sắc lệnh 14, sắc lệnh về Tổng tuyển cử đầu tiên ở nước ta. Sắc lệnh này đã có những quy định thể hiện một cách triệt để nội dung, yêu cầu nguyên tắc tự do bầu cử, ứng cử của công dân.
      Điều 2 Sắc lệnh 14 và Sắc lệnh 51 quy định rõ: "Tất cả công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên không phân biệt nam nữ đều có quyền bầu cử và ứng cử...". Nguyên tắc tự do bầu cử trong cuộc Tổng tuyển cử được Chủ tịch Hồ Chí Minh giải thích trên báo Cứu Quốc ngày 30/12/1945: "... hễ là người muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cử, hễ là công dân thì đều có quyền đi bầu cử. Không chia gái trai, giầu nghèo, tôn giáo, nòi giống, giai cấp, đảng phái, hễ là công dân Việt Nam thì đều có hai quyền đó".
      Sắc lệnh về Tổng tuyển cử quy định nguyên tắc bầu cử bình đẳng, nhất là bình đẳng nam nữ về quyền bầu cử, ứng cử ngay trong những ngày đầu tiên của nền Cộng hòa dân chủ nhân dân ở nước ta có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Vì như chúng ta đã biết, Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ đưa ra tuyên bố bất hủ:
"Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được...”. Bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng khẳng định một điều không ai có thể chối cãi được: "Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi". Nhưng chế độ bầu cử ở một số nước trước đây suốt một thời gian dài cả hàng trăm năm sau những tuyên bố "bất hủ" này về quyền bình đẳng đã phân biệt về giới tính để tước đoạt quyền bầu cử, ứng cử của phụ nữ. Nước Mỹ, mãi năm 1920 Hiến pháp mới quy định cho phụ nữ có quyền bầu cử nhưng chỉ một số bộ phận phụ nữ được hưởng quyền bầu cử, phải đến năm 1971 phụ nữ từ 18 tuối trở lên mới có quyền đi bầu cử; còn quyền bầu cử của phụ nữ nước Anh là năm 1928, Italia năm 1945. Nước Pháp từng tự xưng là đi "khai hóa văn minh" cho các nước khác, trong đó có Việt Nam, nhưng trước năm 1946 phụ nữ Pháp cũng không được hưởng quyền bầu cử. Thậm chí, phụ nữ Thuỵ Sĩ phải mãi đến năm 1971 mới được hưởng quyền bầu cử... Cho nên nguyên tắc bầu cử bình đẳng không phân biệt nam nữ mà các sắc lệnh về Tổng tuyển cử đầu tiên của nước ta đã quy định càng có ý nghĩa và giá trị tiến bộ, nhân văn sâu sắc hơn. Khi mà ở nước ta hàng nghìn năm dưới chế độ phong kiến với lễ giáo hà khắc trói buộc người phụ nữ. Người phụ nữ không có địa vị gì, cả trong xã hội cũng như trong gia đình, nay được hưởng ngay quyền bầu cử, ứng cử như nam giới. Chính nguyên tắc bầu cử bình đẳng không phân biệt nam nữ này đã nâng địa vị người phụ nữ Việt Nam lên ngang hàng với nam giới và sánh vai cùng phụ nữ các nước có nền pháp lý dân chủ, văn minh, tiến bộ đương thời.

Theo huecity.gov.vn
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 2.058.442
Truy cập hiện tại 15