Chào mừng quý vị đến với lễ hội Thanh trà phường Thủy Biều lần thứ IV/2014
Tìm kiếm
Đơn vị hỗ trợ
PHÁP LUẬT VỚI CÔNG DÂN
Một số câu hỏi, đáp về Luật Quốc tịch Việt Nam
Lượt xem 34201Ngày cập nhật 01/04/2013

Một số thông tin về Luật Quốc tịch Việt Nam.

Hỏi: Tôi là người Việt Nam đang sinh sống, làm việc ở nước ngoài. Nay do nhu cầu ổn định cuộc sống, tôi muốn xin thôi quốc tịch Việt Nam. Đề nghị cho biết để làm thủ tục xin thôi quốc tịch Việt Nam. Tôi có phải về nước để làm thủ tục hay không.

Đáp. Khoản 1 Điều 29 Luật Quốc tịch Việt Nam quy định người xin thôi quốc tịch Việt Nam nếu cư trú ở trong nước thì nộp hồ sơ cho Sở Tư pháp nơi cư trú, nếu cư trú ở nước ngoài tì nộp hồ sơ cho cơ quan đại diện Việt nam ở nước sở tại. Trong trường hợp hồ sơ không có đầy đủ các giấy tờ theo quy định hoặc không hợp lệ thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo ngay để người xin thôi quốc tịch Vệt Nam bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.

Như vậy, bạn đang cư trú ở nước ngoài thì nộp hồ sơ cho cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại để xin thôi quốc tịch Viêt Nam mà không cần phải về nước để thực hiện.

Hỏi. Anh Bảo định cư sinh sống ở nước ngoài từ nhỏ. Do nhu cầu về nước đầu tư làm ăn lâu dài. Anh Bảo đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam quyết định cho phép nhập quốc tịch Việt Nam gần 4 năm nay. Tuy nhiện, gần đây khi xem xét hồ sơ đăng ký kinh doanh của anh Bảo, cơ quan thẩm quyền phát hiện trong quá trình làm thủ tục xin nhập quốc tịch Việt Nam, anh Bảo đã cố ý làm giả mạo giấy tờ chứng minh thời gian thường trú tại Việt Nam để được đủ điều kiện nhập quốc tịch. Trong trường hợp này, Quyết định xin nhập quốc tịch của anh Bảo có thể bị hủy bỏ hay không?

Đáp. Điều 33 Luật Quốc tịch Việt Nam quy định căn cứ hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam như sau:

1. Người đã nhập quốc tịch Việt Nam mà cố ý khai báo không đúng sự thật hoặc giả mạo giấy tờ khi xin nhập quốc tịch Việt Nam thì Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam có thể bị hủy bỏ, nếu được cấp chưa quá 5 năm.

2. Việc hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam của vợ hoặc chồng không làm thay đổi quốc tịch Việt Nam của người kia.

Từ quy định trên, đối chiếu với trường hợp của anh Bảo thì hành vi của anh Sơn thuộc trường hợp bị xem xét để hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam.

Hỏi. Ông Kiên hiện đang sinh sống và làm việc tại Cộng hòa Pháp. Ông Kiên có nguyện vọng được giữ quốc tịch Việt Nam. Tuy nhiên ông Kiên không còn giấy tờ gì để chứng minh ông đã có quốc tịch Việt Nam. Xin hỏi trong trường hợp này, ông Kiên phải làm gì để thực hiện đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam.

Đáp. Điều 20 Nghị định số 78/2009/NĐ-CP của Chính phủ quy định trình tự, thủ tục đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam như sau:

1. Người đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam nộp Tờ khai theo mẫu và bản sao giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam của người đó cho cơ quan có thẩm quyền đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam. Theo Điều 19 Nghị định số 78/2009/NĐ-CP  của Chính phủ thì đó là cơ quan đại diện Việt Nam thường trú hoặc kiêm nhiệm tại nước nơi người đăng ký giữ quốc tịch đang có quốc tịch hoặc đang thường trú. Trường hợp Việt Nam chưa có quan hệ ngoại giao hoặc chưa có Cơ quan đại diện thường  trú hoặc kiêm nhiệm tại nước mà người đăng ký giữ quốc tịch đang thường trú thì việc đăng ký giữ quốc tịch được thực hiện tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước thứ ba theo sự ủy quyền của Bộ Ngoại giao.

2. Khi tiếp nhận Tờ khai đăng ký giữ quốc tịch Việt nam, Cơ quan đăng ký ghi vào Sổ đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam và cấp cho người đăng ký giấy xác nhận về việc người đó đã đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam.

3. Trường hợp người đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam có giấy tờ chứng minh rõ người đó đang có quốc tịch Việt Nam thì cơ quan đăng ký ghi vào Sổ đăng ký giữ quốc tịch là người đó có quốc tịch Việt Nam.

Trường hợp người đó không có đủ giấy tờ chứng minh có quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ chứng minh không rõ thì cơ quan đăng ký phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan tiến hành xác minh người đó có quốc tịch Việt Nam hay không. Kết quả xác minh cũng được ghi vào Sổ đăng ký giữ quốc tịch.

Như vậy, đối chiếu với các quy định như trên trong trường hợp Ông Kiên không còn giấy tờ chứng minh mình đã có quốc tịch Việt Nam, ông có thể đề nghị cơ quan có thẩm quyền đăng ký giữ quốc tịch Việt nam thực hiện việc xác minh để hoàn tất thủ tục đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam.

Hỏi. Bé Nam năm nay lên năm tuổi. Cách đây 2 năm em đã bị lạc mẹ trong một lần đi du lịch tại Việt Nam. Vì không rõ cha mẹ bé là ai nên sau đó bé Nam đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam xác nhận quốc tịch Việt Nam và được hai vợ chồng Việt nhận nuôi. Gần đây được sự giúp đỡ tận tình của các cơ quan chức năng, cha mẹ Nam đã tìm và nhận lại được con mình. Xin hỏi trong trường hopwj này quốc tịch của em Nam có thay đổi không.

Đáp.  Theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật Quốc tịch Việt nam, trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam mà không rõ cha mẹ là ai thì có quốc tịch Việt Nam.

Cũng theo quy định tại khoản 2 Điều 18 quy định trẻ em thuộc đối tượng này trong thời gian còn chưa đủ 15 tuổi, nếu tìm thấy cha mẹ mà cha mẹ chỉ có quốc tịch nước ngoài, hoặc chỉ tìm thấy cha hoặc mẹ mà người đó chỉ có quốc tịch nước ngoài thì không còn quốc tịch Việt Nam. Khi đó đứa trẻ sẽ có quốc tịch của nước mà cha, mẹ hoặc người cha hoặc người mẹ vừa tìm thấy của chúng.

Như vậy trong trường hợp này, vì em Nam dưới 15 tuổi nên sau khi được nhận lại cha mẹ đẻ của mình là người nước ngoài, em sẽ được thôi quốc tịch  Việt Nam và trở lại quốc tịch theo cha mẹ.

Đăng thông tin trên báo Pháp Luật các số.

Hoàng Trọng Sơn
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 2.055.690
Truy cập hiện tại 164