Tìm kiếm
Cần nhận thức đúng về chương trình tiêm chủng mở rộng
Ngày cập nhật 14/08/2013

Thời gian gần đây, trong dư luận rất xôn xao trước sự việc tai biến do tiêm phòng Vaccine Quinvaxem và gần đây nhất là 3 ca tử vong trẻ sơ sinh sau khi tiêm Vaccine phòng viêm gan B, tại Bệnh viện đa khoa huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) từ hôm 20.7 vừa qua. Việc 5 trường hợp tử vong sau tiêm vaccine Quinvaxem đã có kết luận của Bộ y tế là không liên quan đến tiêm chủng và đến nay sau một thời gian tạm ngưng đã được triển khai tiêm lại. Riêng 3 trường hợp tử vong sau tiêm Vaccine viêm gan B ở Quảng Trị hiện đang chờ kết luận từ các cơ quan chức năng. Trước tình hình này, nên hiểu thế nào để có nhân thức đúng, định hướng dư luận?

 Một vài hiểu biết về chương trình tiêm chủng mở rộng (CT TCMR)

Tổ chức y tế thế giới (W.H.O) đã khẳng định từ lâu tiêm chủng là biện pháp phòng bệnh tốt nhất. Đối với Việt Nam được xác định là một trong những chương trình mục tiêu quốc gia quan trọng về y tế. Các Vaccine trong dự án chương trình tiêm chủng mỡ rộng (CT TCMR) hiện nay phòng ngừa được 11 bệnh trong đó có lao, bạch hầu, ho gà, sởi, bại liệt, viêm gan B…Triển khai thực hiện CT TCMR Việt Nam đã thanh toán được bệnh bại liệt vào năm 2000, loại trừ uốn ván sơ sinh vào năm 2005, tỉ lệ mắc các bệnh thuộc CT TCMR giảm mạnh. Đó là kết quả rất tích cực cần khẳng định vì đây là giải pháp hữu hiệu nhất để bảo vệ trẻ em chủ động phòng các bệnh truyền nhiễm có thể dự phòng bằng Vaccine. Tổ chức y tế thế giới đánh giá cao CT TCMR của Việt Nam trong nhiều năm qua.

Tuy nhên, phản ứng sau tiêm chủng đối với bất kỳ loại Vaccine nào đều có thể xảy ra từ nhẹ đến nặng, thậm chí dẫn đến tử vong do cơ địa trẻ quá mẫn cảm, gây “ Soc” phản vệ kể cả trường hợp được cấp cứu kịp thời ở cơ sở y tế. Thông thường hay gặp là phản ứng sốt, trẻ quấy khóc, khó chịu, bỏ bú, viêm nhiễm vùng tiêm, tiêu chảy…

Nguyên nhân của phản ứng sau tiêm, có thế do sai sót trong quy trình tiêm, bảo quản Vaccine, chất lượng Vaccine do cơ địa trẻ trùng hợp ngẫu nhiên với bệnh tật phát sinh của trẻ, hoặc không thể xác định được nguyên nhân tai biến. Theo thông báo của Bộ y tế thì tỷ lệ phản ứng nặng sau tiêm chủng của Việt Nam không cao hơn so với thống kê báo cáo của tổ chức y tế thế giới (W.H.O). Qua đó tỷ lệ phản ứng nặng trên 1 triệu liều sử dụng: Vaccine B.C.G (phòng lao) của Việt Nam là 0,49, Vaccine sởi là 0,21, Vaccine uốn ván là 0,03, Vaccine viêm gan B là 0,86. Theo W.H.O thì “Soc” phản vệ đối với Vaccine viêm gan B là 1 đến 2 trường hợp /1 triệu liều sử dụng.

Như vậy, đối chiếu thì Việt Nam nằm trong giới hạn cho phép. Dù lý do gì thì các chuyên gia y tế Việt Nam cũng thừa nhận đây là sự cố nghiêm trọng trong lịch sử tiêm chủng ở nước ta từ trước tới nay. Bộ y tế nhận thấy “ đây là một sự cố hy hữu đáng tiếc và bất thường đặc biệt nghiêm trọng vì gây tử vong cùng lúc 3 trẻ sơ sinh” Bộ y tế đã phối hợp với các cơ quan chức năng khẩn trương làm rõ nguyên nhân và xử lý nghiêm minh những sai sót ( nếu có).

Cần hiểu đúng bản chất sự việc và tiếp tục đưa trẻ đi tiêm chủng

Sau những tai biến do tiêm Vaccine, các bậc phụ huynh nhất là các bà mẹ có hoang mang và phân vân không biết có nên đưa con trẻ đi tiêm Vaccine không? Nhất là Vaccine phòng viêm gan B tiêm 24h sau sinh. Chúng ta điều chia sẻ những suy nghĩ tức thời trước sự đau lòng lẻ ra không nên có, cùng lại có ý kiến là có thể tiêm sau sinh một thời gian cùng làm dư luận phân vân. Nhưng bộ y tế và tổ chức y tế thế giới (W.H.O) đều khẳng định cần tiêm chủng viêm gan B trong vòng 24h sau sinh để đạt hiêu quả phòng bệnh tối ưu.

Gần đây có một bệnh viện ở TP Hồ Chí Minh đã yêu cầu gia đình trẻ sơ sinh phải ký cam kết trước khi tiêm. Điều này bộ y tế đã có văn bản chấn chỉnh hủy bỏ việc làm này vì không đúng với quy trình trong CT TCMR đã đề ra. Trách nhiệm này thuộc về ngành y tế phải làm tốt.
Riêng đối với Vacccine viêm gan B cần nhận thức đầy đủ nếu không tiêm chủng 24h sau sinh như quy trình lâu nay thực hiện trên phạm vi toàn quốc, thì hằng năm dự kiến sẽ có 80.000 trẻ sẽ bị nhiễm virus (siêu vi khuẩn) mãn tính và hậu quả về sau sẽ có khoảng 20.000 người bị xơ gan, ung thư gan và nhiều hệ lụy khác về chất lượng sống, kinh phí điều trị tốn kém nhưng hậu quả hạn chế. Do đó, cần tư vấn đầy đủ về lợi ích của tiêm chủng cũng như những rủi ro có thể gặp phải. Đồng thời phải tổ chức khám sàng lọc cho trẻ trước khi tiêm để loại trừ những trường hợp chống chỉ định.

Từ nhận thức trên chúng ta (nhất là đối với các bà mẹ) cần thay đổi hành động để trẻ tiêm chủng theo quy định, tiêm chủng là biện pháp phòng bệnh tốt nhất! Mặt khác ngành y tế cũng cần có những chấn chỉnh cần thiết để mang lại lòng tin cho nhân dân qua CT TCMR.

Bảo Trang
    Email   In ấn
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 2.055.234
Truy cập hiện tại 199