Tìm kiếm

 

Chung nhan Tin Nhiem Mang
HÀNH VI PHÁ HOẠI HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH CÓ THỂ BỊ XỬ LÝ HÌNH SỰ?
Ngày cập nhật 05/04/2018
Ảnh minh họa

Theo bộ luật Hình sự 2015, người nào thực hiện một trong các hành vi làm ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình như: Cưỡng ép kết hôn, cưỡng ép ly hôn, ngoại tình dẫn đến hôn nhân đỗ vỡ thì có thể bị xử lý hình sự và phải ngồi tù. So với Bộ luật Hình sự năm 1999, BLHS năm 2015( sửa đổi, bổ sung năm 2017) có nhiều điểm đáng chú ý, trong đó bãi bỏ nhiều tội danh, cũng như bổ sung thêm một số tội mới.

1. Tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhan tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện

Theo quy định tại Điều 181, người nào cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ, cản trở người khác kết hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ hoặc cưỡng ép, cản trở người khác ly hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoan khác, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm.

2. Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng

Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ dẫn đến việc ly hôn thì bị phạt tù đến 1 năm.

Trong trường hợp đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó thì bị phạt đến 3 năm tù theo Điều 147 Bộ luật Hình sự 2015.

3. Tội tổ chức tảo hôn.

Bộ luật Hình sự 2015 đã phi hình sự hóa tội tảo hôn được quy định tại BLHS 1999, chỉ giữ lại Tội tổ chức tảo hôn. Cụ thể, theo Điều 183 BLHS 2015, người nào tổ chức việc lấy vợ, lấy chồng cho những người chưa đến tuổi kết hôn có thể phải chịuức phạt cao nhất là 2 năm.

4. Tội loạn luân

Theo Điều 184 BLHS 2015 quy định, người nào goao cấu với người mà biết rõ người đó cùng dòng máu về trực hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha, thì bị phạt tù từ 1 đến 5 năm.

5. Tội mang thai hộ vì mục đích thương mại

Đây là một tội mới được bổ sung vào BLHS năm 2015. Theo đó Điều 187 quy định, người nào tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại, thì bị phật tiền từ 50 đến 200 triệu đồng, phạt cỉa tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. Mức phạt tù cao nhất cho tội danh này là 5 năm.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 đến 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 đến 5 năm.

                                                                                                                                   

Hoàng Sơn: Theo TTPL
    Email   In ấn
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 2.093.028
Truy cập hiện tại 350